Sunday, July 30, 2017

Bài tập vật lí chuyên đề điện học

CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC

Bài 1: (Đề thi HSG cấp Tỉnh năm 2013 - 2014)
         Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1= 3,6 W; R2=1W; R3= 6 W; R4= 3 W, cường độ dòng điện qua mạch chính      I = 1,5A, hiệu điện thế hai đầu điện trở R3 là U3 = 2,4V. Tính điện trở R5.

 
Giải
- Vẽ lại sơ đồ mạch điện.
- Hoặc viết được sơ đồ mạch điện: {[(R2 nt R4 )//R3]nt R1}// R5
- Cường độ dòng điện qua R3: I3 = U3/R3 = 2,4/6 = 0,4A
- Cường độ dòng điện qua R2 và R4
              I2 = U3/(R2 + R4) = 2,4/(1 + 3) = 0,6A
- Cường độ dòng điện qua R1: I1 = I2 + I3 = 0,6 +0,4 = 1A
- Hiệu điện thế hai đầu R1: U1 = I1R1 =1.3,6= 3,6V
- Hiệu điện thế của đoạn mạch AB: U = U1 + U3 = 3,6 +2,4 = 6V
- Cường độ dòng điện qua R5: I5 = I -  I1 = 1,5 -1= 0,5A
- Điện trở R5 :  R5= U/I5 = 6/0,5 = 12Ω

Bài 2: (Đề thi HSG cấp Tỉnh năm 2013 - 2014)
         Cho mạch điện như hình vẽ. Khi chỉ đóng khóa K1 thì mạch điện tiêu thụ công suất P1= 10W. Khi chỉ đóng khóa K2 thì mạch điện tiêu thụ công suất P2= 8W. Khi mở cả hai khóa thì mạch điện tiêu thụ công suất P3= 4W. Hỏi khi đóng cả hai khóa thì mạch điện tiêu thụ công suất P bằng bao nhiêu? 

Giải
- Khi chỉ đóng khóa K1 thì mạch chỉ có R3 :  P1 = U2/R3                (1)
- Khi chỉ đóng khóa K2 thì mạch chỉ có R1:   P2 = U2/R1                (2)
- Khi mở cả hai khóa thì mạch gồm ba điện trở ghép nối tiếp
                                P3 = U2/(R1 + R2 + R3)                                       (3)
- Khi đóng cả hai khóa thì mạch gồm ba điện trở ghép song song
      P = U2/R = U2/(1/R1 + 1/R2 + 1/R3)                                         (4)
- Thay (1)(2) vào (3): R2 = U2(1/P3 + 1/P2 + 1/P1)
Hay  1/R2 = (P1P2P3)/[U2(P1P2 – P1P3 – P2P3)]                       (5)
- Thay (1)(2) và (5) vào (4): P = P1 + P2 + [(P1P2P3)/ (P1P2 – P1P3 – P2P3)]
- Thay số ta được : P= 58W

Bài 3: (Đề thi HSG cấp Huyện khóa ngày 20/02/2016)
          Nếu đặt vào hai đầu A, B (hình vẽ) hiệu điện thế U1 = 12 V thì có thể lấy ra từ C và D một hiệu điện thế U2 = 4V, Khi đó dòng điện qua R2 là I = 0,5A. Ngược lại, nếu đặt vào C, D một hiệu điện thế U3 = 18V thì có thể lấy ra từ A, B một hiệu điện thế U4 = 10,8 V. Xác định giá trị các điện trở R1, R2, R3.


Giải
* Trường hợp UAB = U1 = 12V.
- Sơ đồ mạch điện: R1//(R2 nt R3)
- Điện trở R3:  R3 =U2/I = 4/0,5 = 8Ω
- Điện trở R2:  R2 = (U1 – U2)/R2 = (12 – 4)/0,5 = 16Ω
* Trường hợp UCD = U3 = 18V.
- Sơ đồ mạch điện: (R1 nt R2)//R3
- Cường độ dòng điện qua R2: I2 = (U3 – U4)/R2 = (18 – 10,8)/16 = 0,45A.
- Điện trở R1: R1 = U4/I2 = 10,8/0,45 = 24Ω

Bài 4: (Đề thi HSG cấp Huyện khóa ngày 20/02/2016)
Một bếp điện có ghi 220V- 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 1,5 kg nước từ 200C thì mất thời gian là 9 phút 30 giây.
a) Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
b) Mỗi ngày đun sôi 3 kg nước với các điều kiện như trên trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Cho rằng mỗi KWh gia1200 đồng.
Giải
a). Nhiệt lượng nước hấp thu để tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C.
          Q1 = mc(t2 – t1) = 1,5.4200(100-20) = 504000 J
- Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong 9 phút 30 giây = 570 giây là:
          Q2 = P.t = 1000.570 = 570000 J
- Hiệu suất của bếp: H = (Q1.100%)/Q2 = (504000.100%)/570000 = 88,4%
b). Trong 1 ngày điện năng tiêu thụ để đun sôi 3 kg nước gấp 2 lần điện năng tiêu thụ để đun sôi 1,5 kg nước.
- Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày là:
          A = 2.Q2.30 = 2.570000.30 = 34200000 J
- Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày tính theo đơn vị KWh
          A = 34200000/3600000 = 9,5 KWh.
- Tiền điện phải trả cho việc đun nước này trong 30 ngày là:
          T = 9,5.1200 = 11400 đồng.

Bài 5: (Đề thi HSG cấp Huyện khóa ngày 19/02/2017)
          Cho mạch điện như hình vẽ. Đèn Đ1 có ghi 6V – 3W, đèn Đ2 ghi 3V – 6W. Nguồn điện có hiệu điện thế ổn định U = 15V. Biết hai đèn sáng bình thường, điện trở R3 = 2Ω.
          a) Tính điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn.
          b) Tính giá trị điện trở R1 và R2.
          c) Tính nhiệt lượng tỏa ra của mỗi bóng đèn trong thời gian 30 phút.
 


Giải
a) Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn:
- I1 = P1/U1 = 3/6 = 0,5A
- I2 = P2/U2 = 6/3 = 2A
- Điện trở của mỗi đèn:
- R1 = U12/P1 = 62/3 = 12Ω
- R2 = U22/P2 = 32/6 = 1,5Ω
b) Cường độ dòng điện qua mạch chính:
- I = U3/R3 = (U – U1 – U2)/R3 = 6/2 = 3A
- Điện trở R1: R1 = U1/(I – I1) = 6/(3 – 0,5) = 2,4Ω
- Điện trở R2: R2 = U2/(I – I2) = 3/(3 – 2) = 3Ω
c) Nhiệt lượng tỏa ra của mỗi đèn trong 30 phút
- Q1 = P1t = 3.30.60 = 5400 J
- Q2 = P2t = 6.30.60 = 10800 J

Bài 6: (Đề thi HSG cấp Huyện khóa ngày 19/02/2017)
          Hai dây constantan và Niken có cùng chiều dài, tiết diện của dây constantan gấp 1,5 lần tiết diện của dây Niken. Người ta mắc song song hai dây trên vào hai cực của nguồn điện không đổi. So sánh cường độ dòng điện và công suất của hai dây. Biết điện trở suất của dây constantan là ρ1 = 0,5.10-6 Ωm của dây Niken là ρ2 = 0,4.10-6 Ωm.
Giải
- Tỉ số điện trở giữa hai dây: R1/R2 = (ρ1.S2)/ (ρ2.S1) = 5/6
- Tỉ số dòng điện giữa hai dây dẫn: I1/I2 = R2/R1 = 6/5 = 1,2
- Vậy cường độ dòng điện qua dây constantan gấp 1,2 lần cường độ dòng điện qua dây Niken.
- Tỉ số công suất giữa hai dây: P1/P2 = R2/R1 = 6/5 = 1,2.

- Vậy công suất của dây constantan gấp 1,2 lần công suất dây Niken.

Saturday, July 29, 2017

Bài tập vật lí chuyên đề quang học nâng cao

CHUYÊN ĐỀ QUANG HỌC

Bài 1:
         Hai gương phẳng G1 và G2 đặt vuông góc nhau như hình vẽ. S là điểm sáng, M là một điểm cho trước. Hãy vẽ và trình bày cách vẽ một tia sáng phát ra từ S phản xạ trên gương G1 và G2 rồi qua điểm M.








Giải
- Lấy S1 đối xứng với S qua gương G1
- Lấy S2 đối xứng với S1 qua gương G2
- Nối M với S2 cắt gương G2 tại I2
- Nối I2 với S1 cắt gương G1 tại I1
- Vẽ tia sáng SI1I2M

                             
Bài 2:
          Một người có chiều cao h = 1,6m đứng dưới ngọn đèn S (S coi như nguồn sáng điểm) treo ở độ cao H = 4m. Người bước đi theo chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 2m/s. Xác định vận tốc chuyển động của bóng đỉnh đầu này trên mặt đất.
Giải
- Các tia sáng bị chặn bởi người AB tạo thành khoảng tối trên mặt đất AA1, AA1 là bóng tối của người trên mặt đất. Khi người di chuyển một đoạn AA2 = BB1 thì bóng đỉnh đầu di chuyển một đoạn AA1.
  
- Trong khoảng thời gian t , t = BB1/v = AA1/v
Suy ra: BB1/AA1 = v/v
- Mặt khác xét hai tam giác đồng dạng SBB1 và SAA1 ta có:
          BB1/AA1 = (H – h)/H
- Vận tốc chuyển động của bóng trên đỉnh đầu người này trên mặt đất là:
          v' = v(H/(H – h)) = 10/3 m/s

Bài 3:
          Hai học sinh đứng trước gương G, tại hai điểm A, B có kích thước như hình vẽ.


 a). Bằng cách vẽ hãy xác định vùng nhìn thấy của mỗi học sinh. Hai học sinh có nhìn thấy nhau trong gương không?
b). Một trong hai học sinh dịch chuyển theo phương AB một đoạn 51 cm. Hỏi khi đó hai học sinh có thể nhìn thấy nhau trong gương không? Vì sao?
Giải
a).

- Điểm B không nằm trong vùng nhìn thấy của học sinh tại điểm A. Điểm A không nằm trong vùng nhìn thấy của học sinh tại điểm B. Do đó, hai học sinh này không nhìn thấy nhau qua gương phẳng.
b) Để hai học sinh có thể nhìn thấy nhau qua gương phẳng thì:
- Nếu học sinh đứng tại A đứng yên thì học sinh tại B phải dịch chuyển đến gần điểm A.

- Nếu học sinh đứng tại B đứng yên thì học sinh tại A phải dịch chuyển ra xa điểm B. Nếu dịch chuyển ngược hướng trên thì hai học sinh tiếp tục không nhìn thấy nhau.

Bài tập vật lí chuyên đề nhiệt học nâng cao

CHUYÊN ĐỀ NHIỆT HỌC

Bài 1:
Một bình nhôm có khối lượng m (kg) ở nhiệt độ t1= 74oC, cho vào bình nhôm  một lượng nước có khối lượng m (kg) ở nhiệt độ t2. Sau khi hệ cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước tăng thêm 9 oC. Tiếp tục đổ thêm vào bình nhôm một lượng chất lỏng có khối lượng 4m (kg) (không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 = 17 oC. Khi có cân bằng nhiệt lần thứ hai, nhiệt độ của hệ lại giảm 10oC so với nhiệt độ cân bằng lần thứ nhất. Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng đổ thêm vào. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, của nước lần lượt là: C1 = 900J/kg.K; C2= 4200J/kg.K. Bỏ qua mọi mất mát nhiệt khác.
Giải
+ Khi có sự cân bằng nhiệt lần thứ nhất, nhiệt độ cân bằng của hệ là t, do nhiệt độ của nước tăng thêm nên nhiệt độ của bình nhôm giảm xuống, suy ra  t2 < t <t1
Ta có :
           mc1(t1 - t) = mc2(t – t2)                       (1)
            Với : t = t2 + 9                                       (2)
Hay 900(74 – t2 - 9 ) = 4200(t2 + 9 – t2)
Suy ra: t2 = 320C
- Từ (2) suy ra  t= t2 +9= 320C                                      
-  Khi có sự cân bằng nhiệt lần thứ hai, nhiệt độ cân bằng của hệ là t’, do nhiệt độ của hệ giảm   t’ < t
- Ta có :
           4mc(t’ – t3) = (mc1 + mc2)(t – t’)       
Với t’ = t -10 = 220C
=> 4c(22 – 17) = (900+ 4200) (32-22)       
Suy ra: c = 2550 J/Kg.K

Bài 2:
          Thả một miếng đồng có khối lượng 600 gam vào một bình chứa nước ở nhiệt độ 200C. Nhiệt độ của nước sau khi cân bằng nhiệt là 800C. Xác định nhiệt độ của miếng đồng trước khi thả vào nước. Biết nhiệt lượng mất mát do bình hấp thụ và tỏa ra không khí bằng 20% nhiệt lượng ban đầu của miếng đồng. Khối lượng nước là 500 gam, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/Kg.K, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K
Giải
- Gọi t là nhiệt độ ban đầu của miếng đồng.
- Nhiệt lượng tỏa ra của miếng đồng:
          Q1 = m1c1(t – 80) = 0,6.380(t – 80) = 228(t – 80)
- Nhiệt lượng mà bình và không khí hấp thụ.
Q = 0,2Q1
- Nhiệt lượng nước hấp thu:
          Q2 = m2c2(80 – 20) = 0,5.4200.60 = 126000 J
- Phương trình cân bằng nhiệt:
          Q1 =  Q + Q2 ↔ Q1 =  0,2Q1 + Q2
Suy ra: 0,8Q1 = Q2 suy ra: t = 770,70C

Bài 3:
a). Xác định nhiệt độ của hỗn hợp nước “3 sôi, 2 lạnh” sau khi có cân bằng nhiệt? Biết nhiệt độ ban đầu của nước sôi là 1000C và của nước lạnh là 100C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa bình và môi trường.
b). Tiếp tục đổ tiếp “3 sôi” vào hỗn hợp nước vừa thu được. Xác định nhiệt độ của hỗn hợp nước lúc sau khi có sự cân bằng nhiệt.
Giải
a).
- Nước sôi có nhiệt độ t1 = 1000C, có khối lượng m1 = 3m.
- Nước lạnh có nhiệt độ t2 = 100C, có khối lượng m2 = 2m.
- Hỗn hợp nước sau cân bằng có nhiệt độ t.
- Phương trình cân bằng nhiệt: 3mc(100-t) = 2mc(t-10)
- Suy ra: t = 640C.
b).
- Hỗn hợp nước lúc đầu có nhiệt độ t = 640C, có khối lượng 5m.
- Hỗn hợp nước lúc sau có nhiệt độ t.
- Phương trình cân bằng nhiệt: 3mc(100-t) = 5mc(t-64)
- Suy ra: t = 77,50C


Bài tập vật lí chuyên đề cơ học nâng cao

CHUYÊN ĐỀ CƠ HỌC

Bài 1:
Tân đến bến xe buýt chậm 6 phút sau khi xe đã rời bến A. Tân bèn đi taxi để đuổi kịp xe buýt ở bến B tiếp theo. Taxi đuổi kịp xe buýt ở thời điểm nó đã đi được 0,6 quãng đường từ A đến B. Hỏi Tân phải ngồi đợi ở bến B bao lâu? (Coi xe buýt và taxi chuyển động thẳng đều)
Giải
- Gọi C là điểm taxi đuổi kịp xe buýt:
AC = 0,6 AB => BC= 0,4AB
=> AC = 1,5CB
- Gọi t1, t2 là thời gian xe buýt đi được trên quãng đường AC và BC. Do vận tốc không đổi nên quãng đường tỉ lệ với thời gian
=> t1 = 1,5t2                                                                                              (1)
Tương tự,, gọi t’1, t’2 là thời gian taxi được trên quãng đường AC và BC.
=> t’­1 = 1,5t’2                                                                                           (2)
Gọi t0 là thời gian người ngồi đợi ở bến B.
Theo đề bài: t1 = t’1 + 6                                                                            (3)
                     t2 = t’2+ t0                                                                            (4)
Thay (3) (4) và (2) vào (1)
Suy ra t0 = 4 phút

Bài 2:
          Tính vận tốc trung bình của một ôtô chuyển động trong các trường hợp sau:
          a. Nửa thời gian đầu ôtô chuyển động thẳng đều với vận tốc 60km/h và nửa thời gian sau ôtô chuyển động thẳng đều với vận tốc 40km/h.
          b. Nửa quãng đường đầu ôtô chuyển động thẳng đều với vận tốc 60km/h và nửa quãng đường sau ôtô chuyển động thẳng đều với vận tốc 40km/h.
Giải
a). Vận tốc trung bình: vtb = S/t (1)
- Theo đề bài ta có: t1 = t2 = t/2         (2)
- Mặt khác: S = S1 + S2 = v1t1 + v2t2 (3)
- Thế (2),(3) vào (1) ta có: vtb = 50km/h.
b) Vận tốc trung bình: vtb = S/t (1)
- Theo đề bài ta có: S1 = S2 = S/2 (2)
- Mặt khác ta có: t1 = S1/v1 = S/(2v1) và t2 = S2/v2 = S/(2v2)  (3)
- Theo đề bài ta có: t = t1 + t2 (4)
- Thế (2),(3),(4) vào (1) ta suy ra: vtb = 48km/h

Bài 3:
Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc dự kiến là v­­1 = 15km/h. Nếu người đó giảm vận tốc bớt 3km/h thì đến B trễ hơn 90 phút so với dự kiến.
a. Tìm quảng đường AB và thời gian dự kiến đi từ A đến B.
b. Ban đầu người đó đi với vận tốc v1 = 15km/h được quãng đường S1thì xe bị hư phải sửa chữa mất 30 phút. Do đó, trong quãng đường còn lại người ấy đi với vận tốc v2 = 20km/h để đến nơi đúng dự kiến. Tìm quãng đường S1.
Giải
a). Đặt S = AB.
- Thời gian dự định đi hết quãng đường AB là:
          t = S/v1 = S/15 (h)
- Thời gian thực tế đi hết quãng đường AB khi giảm vận tốc bớt 3km/h là
          t = S/(v1-3) = S/12 (h)
Vì người đó đến muộn hơn 1,5h nên.
          t – t = S/12 – S/15 = 1,5. Suy ra: S = 90km
Vậy thời gian dự kiến đi từ A đến B là: t = S/15 = 90/15 = 6h.
b). Gọi t1 là thời gian đi quãng đường S1 ta có:
          t1= S1/v1 = S1/15(h)
- Thời gian sửa xe là t3 = 0,5h.
- Thời gian đi quãng đường còn lại là t2 ta có:
          t2 = (S - S1)/v2 = (90 – S1)/20 (h)
- Theo đề bài ta có: t1 + t2 + t3 = 6 nên ta có:

          S1/15 + 0,5 + (90 – S1)/20 = 6 Suy ra: S1 = 60km.