CHUYÊN
ĐỀ QUANG HỌC
Bài 1:
Hai gương phẳng G1 và G2
đặt vuông góc nhau như hình vẽ. S là điểm sáng, M là một điểm cho trước.
Hãy vẽ và trình bày cách vẽ một tia sáng phát ra từ S phản xạ trên gương G1
và G2 rồi qua điểm M.
Giải
- Lấy S1
đối xứng với S qua gương G1
- Lấy S2 đối xứng với S1
qua gương G2
- Nối M với S2 cắt gương G2
tại I2
- Nối I2 với S1 cắt
gương G1 tại I1
- Vẽ tia sáng SI1I2M
Bài 2:
Một người có chiều cao h = 1,6m đứng
dưới ngọn đèn S (S coi như nguồn sáng điểm) treo ở độ cao H = 4m. Người bước đi
theo chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 2m/s. Xác định vận tốc chuyển động của
bóng đỉnh đầu này trên mặt đất.
Giải
- Các tia sáng bị chặn bởi người AB tạo
thành khoảng tối trên mặt đất AA1, AA1 là bóng tối của
người trên mặt đất. Khi người di chuyển một đoạn AA2 = BB1 thì
bóng đỉnh đầu di chuyển một đoạn AA1.
-
Trong khoảng thời gian t , t = BB1/v = AA1/v’
Suy ra: BB1/AA1 =
v/v’
-
Mặt khác xét hai tam giác đồng dạng SBB1 và SAA1 ta có:
BB1/AA1 = (H –
h)/H
-
Vận tốc chuyển động của bóng trên đỉnh đầu người này trên mặt đất là:
v' = v(H/(H – h)) = 10/3
m/s
Bài 3:
Hai học sinh đứng trước gương G,
tại hai điểm A, B có kích thước như hình vẽ.
a).
Bằng cách vẽ hãy xác định vùng nhìn thấy của mỗi học sinh. Hai học sinh có nhìn
thấy nhau trong gương không?
b).
Một trong hai học sinh dịch chuyển theo phương AB một đoạn 51 cm. Hỏi khi đó
hai học sinh có thể nhìn thấy nhau trong gương không? Vì sao?
Giải
a).
- Điểm B không nằm trong vùng nhìn thấy
của học sinh tại điểm A. Điểm A không nằm trong vùng nhìn thấy của học sinh tại
điểm B. Do đó, hai học sinh này không nhìn thấy nhau qua gương phẳng.
b) Để hai học sinh có thể nhìn thấy nhau qua gương
phẳng thì:
-
Nếu học sinh đứng tại A đứng yên thì học sinh tại B phải dịch chuyển đến gần điểm
A.
-
Nếu học sinh đứng tại B đứng yên thì học sinh tại A phải dịch chuyển ra xa điểm
B. Nếu dịch chuyển ngược hướng trên thì hai học sinh tiếp tục không nhìn thấy
nhau.
No comments:
Post a Comment